Lớp 7/10 trường THCS Minh Đức
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lớp 7/10 trường THCS Minh Đức

Forum dành cho HS lớp 7/10 trường Minh Đức
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Loài chim cánh cụt

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
Hoàng-Vũ
Member
Member
Hoàng-Vũ


Tổng số bài gửi : 121
Đóng góp : 10075
Mana : 24
Join date : 29/11/2010
Đến từ : Pakistan

Loài chim cánh cụt Empty
Bài gửiTiêu đề: Loài chim cánh cụt   Loài chim cánh cụt EmptyFri Dec 03, 2010 9:51 pm

Để các bạn được biết rõ hơn về loài chim cánh cụt , Hoàng Vũ xin phép post bài về chim cánh cụt :
Giới thiệu chung :
Chim cánh cụt (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu. Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con. Chim này còn có một tên gọi khác là chim xí nga.
Các loại và nơi sinh sống :
Số lượng loài hiện tồn tại vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Trong các loại văn bản khác nhau người ta liệt kê từ 16 đến 19 loài. Một số tác giả còn cho rằng chim cánh cụt chân chèo trắng là một loài chim lặn nhỏ (Eudyptula) riêng, mặc dù ngày nay nói chung nó được coi là phân loài của chim cánh cụt nhỏ (chẳng hạn Williams, 1995; Davis & Renner, 2003). Tương tự, người ta vẫn chưa rõ chim cánh cụt hoàng gia chỉ đơn thuần là dạng biến đổi màu sắc của chim cánh cụt Macaroni hay không. Ngoài ra, cũng khá thích hợp để coi như một loài riêng là quần thể miền bắc của chim cánh cụt Rockhopper (Davis & Renner, 2003). Mặc dù tất cả các loài chim cánh cụt hiện còn đều có nguồn gốc ở nam bán cầu, nhưng ngược lại với niềm tin phổ biến, chúng không chỉ tìm thấy tại các khu vực có khí hậu lạnh, chẳng hạn châu Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có vài loài chim cánh cụt thực sự sinh sống xa đến vậy về phía nam. Có ba loài sinh sống ở khu vực nhiệt đới; một loài sinh sống xa về phía bắc tới quần đảo Galápagos (chim cánh cụt Galápagos) và thỉnh thoảng chúng còn vượt qua cả đường xích đạo trong khi kiếm ăn.
Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri): chim trưởng thành trung bình cao khoảng 1,1 m (3 ft 7 in) và cân nặng 35 kg (75 lb) hoặc hơn thế. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (còn gọi là chim cánh cụt tiên), chúng chỉ cao khoảng 40 cm (16 in) và cân nặng 1 kg (2,2 lb). Nói chung loài chim cánh cụt nào có kích thước lớn hơn thì cũng có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, và vì thế sinh sống trong khu vực lạnh hơn, trong khi các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới.
Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương.

Một trong những dạng hành vi gây trở ngại nhất của chim cánh cụt diễn ra khi chim mẹ mất con của nó, hoặc là do chúng không chịu đựng được cơn bão đầu tiên trong đời, hoặc là do các lý do khác như kẻ thù. Khi chim mẹ mất con, nó có ý đồ ăn trộm con của chim mẹ khác- có lẽ là để giảm sự thương tiếc con. Hành vi này làm các nhà khoa học kinh ngạc, do nó là một hành động bột phát về tình cảm ngược lại với hành vi bản năng; là điều mà nhiều động vật hoang dã không bao giờ có khi chúng mất con. Nhiều người đã sử dụng điều này như là chứng cứ cơ bản trong nhiều thập kỷ để cho rằng nhiều động vật có tình cảm tương tự như con người, thông thường là dành cho mục đích về các quyền của động vật. Một cách tự nhiên, những con chim mái khác trong nhóm không thích hành vi này và sẽ giúp đỡ con chim mẹ thực thụ bảo vệ các con của nó. Tuy nhiên, hành vi này có thể được giải thích một cách tốt hơn như là phương tiện cho chim mái, hoặc chim trống, có thể nhớ được sự hợp tác toàn diện của các chim bố mẹ khác trong việc nuôi nấng chim con, nếu cho rằng mối quan hệ là một vợ-một chồng; có lẽ ở đây có sự khác biệt giữa chim trống và chim mái liên quan tới việc ăn trộm chim non (có thể thật này) và giữa các loài trong sự liên hệ với đặc tính một vợ-một chồng là theo mùa hay vĩnh cửu.
Chim cánh cụt dường như không e ngại con người và các nhóm nhà thám hiểm có thể đến gần chúng mà không làm cho chúng sợ.
Tiến hóa :
Lịch sử tiến hóa của chim cánh cụt được tìm hiểu không kỹ, do các hóa thạch chim cánh cụt là khá hiếm. Hóa thạch chim cánh cụt cổ nhất được biết là của chi Waimanu, chúng đã sống trong giai đoạn đầu của thế Paleocen tại khu vực New Zealand, khoảng 62 triệu năm trước. Trong khi chúng chưa thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước như chim cánh cụt ngày nay (điều đó có lẽ diễn ra vào thời kỳ thế Eocen khoảng 40 triệu năm trước), thì Waimanu đã không bay được và tương tự như chim lặn gavia, với các cánh ngắn thích nghi cho việc lặn sâu.Các hóa thạch này cho thấy chim cánh cụt tiền sử đã không bay được và có thể sống dưới nước được và nguồn gốc của chúng có lẽ đã bắt đầu khoảng 65 triệu năm trước, trước khi diễn ra sự tuyệt chủng của khủng long. Tổ tiên của chim cánh cụt trước Waimanu hiện vẫn không rõ, mặc dù một số nhà khoa học (Mayr, 2005) cho rằng họ Plotopteridae tương tự như chim cánh cụt (thông thường được coi là có họ với chim cổ rắn và chim cốc) có thể trên thực tế là nhóm chị em ban đầu của chim cánh cụt, và chim cánh cụt có thể có sự chia sẻ chung cùng một tổ tiên với bộ Bồ nông (Pelecaniformes).
Giải phẫu :
Chim cánh cụt thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước. Các cánh của chúng đã tiến hóa thành các chân chèo và không có tác dụng để bay trong không gian. Tuy nhiên, trong nước thì chim cánh cụt lại nhanh nhẹn một cách đáng ngạc nhiên. Với bộ lông mượt thì một lớp không khí được duy trì, đảm bảo cho sức nổi của chúng. Ngoài ra, lớp không khí này còn có tác dụng giúp cho chim cánh cụt chịu được nước lạnh. Trên mặt đất, chim cánh cụt dùng đuôi và các cánh để duy trì cân bằng cho thế đứng thẳng của chúng.
Tất cả các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm (chủ yếu là đen) ở phần lưng. Nó có tác dụng giúp cho chúng được ngụy trang tốt. Kẻ thù săn tìm chúng từ phía dưới (chẳng hạn cá kình hay hải cẩu báo) rất khó phân biệt màu trắng của bụng chim cánh cụt với màu phản chiếu từ mặt nước. Bộ lông sẫm màu trên lưng chúng giúp chúng thoát khỏi các kẻ thù từ phía trên
Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc từ 6 tới 12 km/h, mặc dù có một số báo cáo cho rằng tốc độ có thể lên tới 27 km/h (điều này có thể xảy ra khi chúng bị giật mình hay bị tấn công). Các loài chim cánh cụt nhỏ không lặn sâu và chỉ săn tìm mồi gần mặt nước và chỉ lặn khoảng 1-2 phút. Các loài chim cánh cụt lớn có thể lặn sâu khi cần thiết. Kỷ lục lặn sâu của chim cánh cụt hoàng đế lớn đã được ghi nhận là tới độ sâu 565 m (1.870 ft) và kéo dài tới 20 phút.
Chim cánh cụt có thể đi lạch bạch bằng hai chân hoặc trượt bằng bụng của chúng dọc theo lớp tuyết, một chuyển động gọi là "trượt băng", điều này cho phép chúng tiết kiệm năng lượng trong khi vẫn có thể chuyển động tương đối nhanh.
Chim cánh cụt có thính giác tốt. Các mắt của chúng đã thích nghi với việc quan sát dưới nước và là phương tiện chủ yếu của chúng để định vị con mồi và lẩn tránh kẻ thù. Ngược lại, ở trên cạn thì chúng là cận thị. Khả năng khứu giác của chúng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Chúng có thể uống nước mặn một cách an toàn do tuyến lệ của chúng lọc lượng muối dư thừa từ máu. Muối được tiết ra ngoài trong dạng chất lỏng đậm đặc từ hốc mũi.
Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài. Kết quả là chỉ có thử nghiệm nhiễm sắc thể mới xác định được giới tính của chúng
Sinh sản :
Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối một mùa. Nói chung, chúng tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non.
Ở một số loài, con cái đẻ từ 1 đến 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng. Sau khi trứng nở, con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non.
Hành vi quan hệ trống mái :
Đầu tháng Hai năm 2004 tờ New York Times thông báo rằng một cặp chim cánh cụt quai mũ trống tại Vườn bách thú Công viên Trung tâm (Central Park Zoo) tại thành phố New York đã kết đôi và thậm chí chúng đã ấp thành công từ trứng ra một con chim mái non. Các chim cánh cụt khác ở New York cũng đã được thông báo là tạo ra các cặp đồng tính.
Các vườn thú tại Nhật Bản và Đức cũng dẫn chứng các cặp chim cánh cụt đực. Các cặp chim đực này đã xây tổ cùng nhau và dùng các hòn đá thay trứng trong tổ của chúng. Nghiên cứu tại Đại học Rikkyo, Tokyo đã tìm thấy 20 cặp như thế tại 16 vườn nuôi thú và bể nuôi tại Nhật Bản. Vườn thú Bremerhaven tại Đức đã cố tách các cặp chim cánh cụt đực bằng cách nhập khẩu các chim cánh cụt mái từ Thụy Điển và tách các cặp đực ra nhưng họ đã không thành công. Giám đốc vườn thú nói rằng các mối quan hệ "uyên ương" này là quá mạnh.


Về Đầu Trang Go down
ĤǖńĝБäřĊā
Trainer
Trainer
ĤǖńĝБäřĊā


Tổng số bài gửi : 182
Đóng góp : 10195
Mana : 21
Join date : 30/11/2010
Age : 25
Đến từ : nhà xác

Loài chim cánh cụt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài chim cánh cụt   Loài chim cánh cụt EmptyFri Dec 03, 2010 9:56 pm

trời post nhanh khiếp.Một nhát 3 con
Về Đầu Trang Go down
Ny BTA
Member
Member
Ny BTA


Tổng số bài gửi : 109
Đóng góp : 9934
Mana : 26
Join date : 02/12/2010
Age : 25
Đến từ : comp. F

Loài chim cánh cụt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài chim cánh cụt   Loài chim cánh cụt EmptyFri Dec 03, 2010 11:30 pm

ui da---sao theo iu cầu của chị thế...?!?Cưng chỉ hỏi chị thích kon gì thou mà...!!!Mà thou cũm thx cho cưng nhá..!!! :study:
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/Ny-SNF/
Hoàng-Vũ
Member
Member
Hoàng-Vũ


Tổng số bài gửi : 121
Đóng góp : 10075
Mana : 24
Join date : 29/11/2010
Đến từ : Pakistan

Loài chim cánh cụt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài chim cánh cụt   Loài chim cánh cụt EmptyFri Dec 03, 2010 11:43 pm

Very Happy bầu phiếu để tăng mana là dc gòi :P
Về Đầu Trang Go down
Ny BTA
Member
Member
Ny BTA


Tổng số bài gửi : 109
Đóng góp : 9934
Mana : 26
Join date : 02/12/2010
Age : 25
Đến từ : comp. F

Loài chim cánh cụt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài chim cánh cụt   Loài chim cánh cụt EmptyFri Dec 03, 2010 11:47 pm

Hoàng-Vũ đã viết:
Very Happy bầu phiếu để tăng mana là dc gòi :P
chị thx zùm cưng ròu...thx cho chị với...!!!!
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/Ny-SNF/
Hoàng-Vũ
Member
Member
Hoàng-Vũ


Tổng số bài gửi : 121
Đóng góp : 10075
Mana : 24
Join date : 29/11/2010
Đến từ : Pakistan

Loài chim cánh cụt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài chim cánh cụt   Loài chim cánh cụt EmptySat Dec 04, 2010 12:04 am

gòi nha chị , mana 12 lun pro ta :affraid:
Về Đầu Trang Go down
penamvidai
SMod
SMod
penamvidai


Tổng số bài gửi : 26
Đóng góp : 9846
Mana : 3
Join date : 01/12/2010
Age : 26
Đến từ : VN

Loài chim cánh cụt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài chim cánh cụt   Loài chim cánh cụt EmptySat Dec 04, 2010 1:32 pm

dài gớm nhi~
moi~ mắt wa' cho nên pe' hok đọc đâu haha Shocked
Về Đầu Trang Go down
Po♥Tony
Newbie
Newbie
Po♥Tony


Tổng số bài gửi : 8
Đóng góp : 9814
Mana : 0
Join date : 05/12/2010
Age : 26
Đến từ : Long Thành ^^!

Loài chim cánh cụt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài chim cánh cụt   Loài chim cánh cụt EmptySun Dec 05, 2010 11:18 am

Cánh Cục kìa Puu ới =))
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Loài chim cánh cụt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài chim cánh cụt   Loài chim cánh cụt Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Loài chim cánh cụt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Arsenal nhấn chìm Chelsea lún sâu vào trong khủng hoảng
» Khủng Long ( loài đã tuyệt chủng cách đây khoảng 65 triệu năm )
» Xavi bức xúc vì Sneijder bị loại bỏ khỏi danh sách Quả bóng vàng fifa 2010
» Giới thiệu về Cá Mập ( loài cá nguy hiểm bậc nhất thế giới )
» Podolski " tung cước " cảnh cáo đồng đội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 7/10 trường THCS Minh Đức :: Tin tức :: Thế giới đó đây-
Chuyển đến